Những điều bạn chưa biết về các dòng cửa gỗ công nghiệp trên thị trường

 

Ngày nay, ngoài loại cửa truyền thống được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên ra thì nhiều người cũng rất ưa chuộng dòng cửa gỗ công nghiệp. Bởi cửa gỗ công nghiệp không chỉ có thiết kế bắt mắt, độc đáo phù hợp với nhiều kiến trúc phong cách nhà mà còn thể hiện được những tính năng vô cùng ưu việt.

 

Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại cửa gỗ công nghiệp này cả. Chính vì thế mà Cửa Gỗ Sài Gòn quyết định cho ra đời bài viết này nhằm giúp cho những ai đang muốn mua dòng cửa này hiểu rõ hơn về chúng.

 

1.Tìm hiểu tất tần tật về cửa gỗ công nghiệp

 

Tìm hiểu “tất tần tật” về cửa gỗ công nghiệp
Tìm hiểu “tất tần tật” về cửa gỗ công nghiệp


1.1 Cửa gỗ công nghiệp là dòng cửa như thế nào?


Cửa gỗ công nghiệp là gì? Cửa gỗ công nghiệp là một dòng cửa có cấu tạo chặt chẽ được gắn kết từ hỗn hợp chứa bột gỗ siêu mịn. Ngoài bột gỗ siêu mịn, giúp cho cửa có những tính năng vượt trội như chống nước, chống ẩm mà hỗn hợp này còn chứa chất PVC có tỉ lệ cân bằng pha lẫn với một số chất phụ gia gia tăng độ bền cho cửa.


Cùng với công nghệ sản xuất hiện đại và khép kín, cửa được sản xuất phần lớn theo dạng ván ép công nghiệp hay những thanh gỗ công nghiệp ghép thanh để tạo sản phẩm như trên thị trường. Loại cửa gỗ này chính là sự lựa chọn tối ưu cho những ai đam mê cửa gỗ truyền thống nhưng vẫn muốn tiết kiệm chi phí và sở hữu mẫu thiết kế đẹp.

 

1.2 Có tất cả bao nhiêu loại cửa gỗ công nghiệp?


Hiện nay, nhu cầu sử dụng dạng cửa gỗ công nghiệp ngày càng nhiều và đa dạng nên dòng cửa này đang được xuất hiện trên thị trường nhiều hơn với nhiều thể loại khác nhau. Chính vì thế, để có thể dễ dàng phân biệt tất cả các loại cửa gỗ công nghiệp này mà người ta đã đặt tên chúng dựa theo thành phần cấu tạo chính của cánh cửa như gỗ HDF, MDF, MFC,… Bên cạnh đó, cửa công nghiệp này còn được đặt tên kèm với thuộc tính của chúng để có thể dễ dàng nhận diện hơn, ví dụ như cửa gỗ ghép thanh, cửa gỗ chịu nước, cửa gỗ chống cháy,… cũng đều thuộc dòng cửa gỗ công nghiệp.

 

Tuy vậy, với sự đa dạng hóa sản phẩm cửa gỗ công nghiệp như thế thì người ta chia thành 2 nhóm cửa có thành phần cửa gỗ công nghiệp phổ biến, cụ thể là:

+ Cửa gỗ công nghiệp hướng truyền thống: Đối với loại cửa gỗ công nghiệp truyền thống này thì thành phần chính cấu thành lên cửa thường là chất liệu gỗ MDF, gỗ MFC, gỗ HDF,… và những dạng gỗ ghép kết có bề mặt như Veneer, melamine, laminate.

 

+ Cửa gỗ công nghiệp hướng thế hệ mới: Còn đối với loại cửa gỗ công nghiệp thế hệ mới này luôn thể hiện được những tính năng đặc biệt như khả năng chống cháy, chịu được nhiệt độ cao, kháng nước và chống ẩm cực kì tốt.


2. Cấu tạo chi tiết của từng loại cửa gỗ công nghiệp trên thị trường


2.1 Cửa gỗ MDF công nghiệp

 

Cửa gỗ MDF công nghiệp
Cửa gỗ MDF công nghiệp


MDF được viết tắt từ tên gọi Medium Density Fiberboard, nó là ván sợi công nghiệp có mật độ sợi trung bình nên thành phần cơ bản của loại gỗ này chính là bột sợi gỗ. Thêm vào đó là một số chất phụ gia giúp cấu trúc bền chặt và ổn định, chống được mối mọt nên tuổi thọ của sản phẩm được làm từ loại gỗ MDF này có tuổi thọ rất cao.

 

Có thể nói dòng cửa gỗ MDF công nghiệp là một trong những dòng cửa được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi nó được sử dụng phù hợp với mọi vị trí, hoàn cảnh và làm nổi bật lên không gian sử dụng. Thế nhưng, dòng cửa gỗ công nghiệp mang tên MDF này còn được phân ra thành nhiều loại với các tên gọi khác nhau. Cụ thể những loại cửa gỗ MDF này có tên gọi là gì, cấu tạo khác nhau ra sao thì chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết hơn về chúng nhé!

 

Ngày nay trên thị trường, cửa gỗ từ MDF có kết cấu bề mặt cánh cửa khác nhau được phân làm ba loại cửa mang tên gọi như sau, gồm: Cửa gỗ công nghiệp MDF có bề mặt chất liệu Veneer, Cửa gỗ công nghiệp MDF có bề mặt chất liệu Melamine, Cửa gỗ công nghiệp MDF có bề mặt chất liệu Laminate.

 

2.2 Cửa gỗ MDF công nghiệp có bề mặt phủ Veneer


Không phải tự nhiên mà người ta gắn cho dòng cửa này cái tên “Cửa gỗ MDF phủ Veneer” hay “Cửa gỗ công nghiệp Veneer” mà nó xuất phát từ thành phần cấu tạo của chúng. Cụ thể hơn, loại cửa công nghiệp này được cấu tạo từ các loại vụ gỗ hay nhánh cây tự nhiên, đôi khi cũng có thể sử dụng những dòng gỗ tự nhiên quý hiếm như:gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ xoan đào, ….

 

Cửa gỗ MDF công nghiệp Veneer với thiết kế hiện đại
Cửa gỗ MDF công nghiệp Veneer với thiết kế hiện đại

 

Thông qua quá trình thu thập và được nghiền trên dây chuyền công nghệ đầy hiện tại cho ra các sợi gỗ Cellulose có kích thước nhỏ. Từ đó, những sợi gỗ Cellulose này sẽ được đưa vào máy trộn đều với một số tập chất khác. Sau khi trải qua quá trình tẩm sấy trở thành những tấm ván công nghiệp thì chỉ cần phủ lên bề mặt cửa 1 lớp Veneer nữa là đã có một sản phẩm hoàn thiện có tên “Cửa gỗ MDF phủ Veneer” hay “Cửa gỗ công nghiệp Veneer” mà mọi người vẫn thường hay nhắc đến.

 

2.3 Cửa gỗ MDF công nghiệp có bề mặt phủ Melamine

 

Cửa gỗ MDF công nghiệp có bề mặt phủ Melamine
Cửa gỗ MDF công nghiệp có bề mặt phủ Melamine


Cũng tương tự như loại cửa gỗ MDF phủ Veneer, gỗ MDF phủ Melamine là loại ván gỗ công nghiệp có cấu tạo từ 2 thành phần chính là phần gỗ MDF chắc chắn bên trong và bên ngoài thì được tráng một lớp Melamine mỏng trên bề mặt cửa. Với công dụng ưu việt của loại gỗ công nghiệp phủ Melamine, chúng được ứng dụng đến 80% làm nội thất văn phòng, nội thất của trường học hay của chung cư,…

 

Vậy lớp Melamine này có cấu tạo như thế nào? Melamine là một chất liệu có cấu tạo phức tạp từ 3 lớp khác nhau gồm lớp màng phủ bên ngoài, lớp phim tạo màu kĩ thuật, lớp giấy nền. Từ đó ba lớp phủ này sẽ được gắn kết chặt chẽ tạo cấu trúc chắc chắn bằng keo Melamine dưới tác động bởi nhiệt độ và áp suất cao. Cũng chính vì vậy mà lớp phủ bề mặt này có tên là Melamine bởi chúng được dán bằng loại tên cùng tên.

 

2.4 Cửa gỗ MDF công nghiệp có bề mặt phủ Laminate

 

Cửa gỗ MDF công nghiệp có bề mặt phủ Laminate
Cửa gỗ MDF công nghiệp có bề mặt phủ Laminate


Và cuối cùng là loại cửa gỗ MDF công nghiệp được phủ Laminate. Đây là dòng cửa gỗ công nghiệp được cấu tạo chủ yếu từ các loại ván dăm. Bên cạnh đó, bề mặt của tấm ván gỗ được phủ lớp Melamine có độ dày dao động khoảng 0.2 – 0.3mm và tráng phủ lớp Laminate dày tầm 0,5 mm có khả năng chống trầy xước, chống nước cực tốt. Vì sao mà cửa gỗ MDF công nghiệp phủ Laminate này lại có thể chống nước, chống trầy xước tốt như vậy? Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu về lớp Laminate này nhé.

 

Laminate hay còn được gọi là Formica, đây là vật liệu bề mặt được chế tạo theo công nghệ HPL. Lớp phủ Laminate có cấu tạo cơ bản gồm 3 lớp, cụ thể: lớp màng phủ bên ngoài (Overlay), lớp phim tạo màu mỹ thuật (Decorative Paper) và lớp giấy nền (Kraft Paper ) sẽ được kết hợp nhờ keo Laminate chuyên dụng dưới áp suất và nhiệt độ cao tạo ra những tính năng vượt trội và ổn định. Ngoài ra, lớp Laminate này có thể uốn cong linh hoạt và thể hiện được nhiều kiểu dáng như mịn, mặt mờ, nhám, vân nổi, vân sần, giương bóng,..

 

2.5 Cửa gỗ HDF công nghiệp


Cửa gỗ HDF cũng là loại cửa gỗ công nghiệp được nhiều người săn đón bởi vẻ đẹp cùng với chất lượng vô cùng tốt của chúng. Mặc dù là dòng cửa công nghiệp gỗ nhưng chúng được tạo hình phẳng, mỏng với những vân gỗ nhân tạo giống đến 80% hoa văn của gỗ tự nhiên. Bên cạnh đó, bề mặt cánh cửa còn được phủ một lớp hệ sơn màu tạo ra màu sắc vô cùng sắc sảo, bóng mượt và bảo vệ bề mặt cửa gỗ nhân tạo.

 

 

Cửa gỗ HDF công nghiệp
Cửa gỗ HDF công nghiệp


Với sự đa dạng cả về kiểu dáng thiết kế lẫn màu sắc với đủ phong cách, từ cổ điển đến hiện đại để giúp dòng cửa gỗ công nghiệp HDF này thu hút số lượng lớn khách hàng quan tâm đến những mẫu cửa gỗ công nghiệp. Cũng như cửa gỗ MDF thì cửa gỗ HDF cũng được chia làm 2 loại cửa là cửa gỗ HDF phủ Veneer, cửa gỗ HDF sơn màu và cửa gỗ HDF phủ Laminate/Melamine. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc chúng khác nhau điều gì đúng không nào?

 

2.6 Cửa gỗ HDF công nghiệp Veneer

 

Cửa gỗ HDF công nghiệp Veneer
Cửa gỗ HDF công nghiệp Veneer


Sau các quy trình sản xuất tương tự như bao cửa gỗ khác thì trên mặt ngoài cánh cửa gỗ HDF với lớp vân gỗ nhân tạo sẽ được phủ một lớp Veneer cao cấp. Tiếp theo, để hoàn thiện cánh cửa thì cần phải sơn thêm 1 lớp sơn PU. Nhờ sự bao bọc của những lớp sơn này mà cửa gỗ HDF sẽ giảm sự trầy xước trên bề mặt, duy trì độ thẩm mỹ cho cánh cửa. Ở giữa loại cửa gỗ này sẽ có cấu trúc rỗng hoặc chứa giấy honeycomb đảm bảo được cửa luôn vững chắc.

Tuy quy trình và cấu trúc tương đối phức tạp, mẫu mã đa dạng và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Nhưng khi đem loại cửa công nghiệp HDF Veneer này so với giá thành của các dòng cửa gỗ truyền thống thì chúng vẫn chiếm ưu thế hơn vì giá thành rẻ hơn nhiều với cửa gỗ truyền thống. Bởi vậy nên dòng cửa này được nhiều người săn đón cũng là lẽ tự nhiên.

 

2.7 Cửa gỗ HDF công nghiệp sơn màu

 

Cửa gỗ HDF công nghiệp sơn màu
Cửa gỗ HDF công nghiệp sơn màu


So với cửa gỗ HDF Veneer  đòi hỏi trình độ tay nghề thợ cao hơn thì cửa gỗ HDF công nghiệp sơn màu lại đơn giản hơn. Cũng với quy trình tạo ra sản phẩm cửa gỗ công nghiệp tương tự nhưng khi cánh cửa hoàn thiện thì bề mặt cửa có thể sơn màu tùy theo sở thích của người sản xuất hoặc khách hàng. Thông thường, ta có thể dễ dàng bắt gặp các màu sắc đa dạng và được ưa chuộng như sơn trắng, sơn màu xanh navy, sơn màu nâu da bò, nâu giả gỗ hay màu chocolate,… ở những mẫu cửa gỗ HDF công nghiệp sơn màu này.

 

2.8 Cửa gỗ HDF công nghiệp phủ Laminate/ Melamine


Đối với loại cửa gỗ HDF phủ Laminate, sản phẩm sẽ hoàn thiện khi công đoạn áo lớp Laminate bên ngoài cánh cửa HDF này hoàn thành. Nhờ có lớp Laminate mà các sản phẩm cửa gỗ HDF công nghiệp phủ Laminate có thể bắt chước mọi màu vân gỗ khác nhau. Màu sắc ở dòng cửa gỗ này có thể biến hóa đa dạng từ bảng màu trơn đến các loại màu kỹ thuật như vải, kim loại,…

 

Các mẫu cửa gỗ HDF phủ Laminate luôn được đa dạng hóa
Các mẫu cửa gỗ HDF phủ Laminate luôn được đa dạng hóa


Tương tự với Laminate, cửa gỗ HDF công nghiệp hoàn thiện khi được phủ lớp Melamine bên ngoài thành phẩm. Bên cạnh đó, chúng cũng khá đa dạng màu sắc và kiểu dáng mẫu mã nên các mẫu cửa công nghiệp HDF Melamine luôn là một trong số lựa chọn vô cùng đắn đo khi đặt ngang với cái sản phẩm cửa gỗ công nghiệp khác.

 

2.9 Cửa gỗ MFC công nghiệp

 

Cửa gỗ MFC công nghiệp
Cửa gỗ MFC công nghiệp


Thế cửa gỗ MFC công nghiệp là gì? MFC là tên gọi tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard. Theo như ý nghĩa tên gọi của chúng, cửa gỗ công nghiệp MFC là loại cửa gỗ được làm từ những ván gỗ dăm chuyên dụng với lớp phủ Melamine bên trên bề mặt cửa gỗ. Ván gỗ dăm có nghĩa là người ta sẽ dăm nhỏ  những cây được trồng chuyên để sản xuất MFC này và kết hợp cùng với keo Melamine dưới áp suất được nén cao để cho ra thành phẩm. Đối với những cây trồng chuyên dụng, người ta sẽ chọn những cây thu hoạch ngắn ngày chứ không nhất thiết phải là những cây to. Thông thường, những loại cây gỗ tự nhiên như cao su, keo, bạch đàn,… luôn là sự lựa chọn hoàn hảo để chế tạo ra loại ván gỗ công nghiệp MFC này.

 

3. So sánh ưu nhược điểm giữa cửa gỗ công nghiệp và cửa gỗ tự nhiên


Sau khi đã hiểu rõ về các loại cửa gỗ công nghiệp nhưng bạn vẫn còn phân vân, chưa hiểu gì về những tính năng của chúng. Để giúp bạn có thể hiểu hơn về tính năng, công dụng của dòng cửa gỗ công nghiệp này đồng thời so sánh chúng với những mẫu cửa gỗ truyền thống để bạn có cái nhìn khách quan hơn trong việc đưa ra quyết định mua sắm.

 

3.1 Về độ bền


Đối với cửa công nghiệp, tuổi thọ trung bình của chúng thường kéo dài từ 15 – 20 năm hoặc có thể lâu hơn về độ bền bề mặt và màu sắc, tùy thuộc cách sử dụng và bảo quản của mỗi người khác nhau. Còn đối với cửa gỗ tự nhiên thì độ bền có thể là mãi mãi, tuy nhiên chúng cũng còn phụ thuộc vào chất gỗ cùng với nhà sản xuất hay cũng có thể là do tác động bên ngoài.

 

3.2 Về kiểu dáng sang trọng, mẫu mã hiện đại


Có thể thấy cả hai loại cửa gỗ này đều đem lại sự sang trọng, hiện đại cho ngôi nhà của gia chủ hay nói cách khác khó có thể so sánh được. Tuy nhiên, cửa gỗ nhân tạo chiếm ưu thế hơn vì chúng được đa dạng hóa mẫu mã, thiết kế, màu sắc,… nên khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Cửa gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp sang trọng, tăng thêm sự quý phái nhưng màu sắc còn hạn chế gây khó khăn trong việc phối màu và lựa chọn.

 

3.3 Về tính năng


Cửa gỗ công nghiệp có khả năng chống mối mọt, không cong vênh và co ngót cực tốt và khả năng chống nước, chống ẩm trung bình. Tuy nhiên nhược điểm của chúng là không chịu được tác động môi trường bên ngoài nên cần phải hạn chế.

 

Ngược lại, cửa gỗ truyền thống chịu được tác dụng nhiệt, không bị mối mọt nhưng dễ bị khí ẩm xâm nhập và co ngót khi sử dụng lâu dài.

 

3.4 Về giá thành và gia công


Về phần gia công, sản phẩm cửa được làm từ gỗ tự nhiên sẽ đỡ phức tạp hơn các loại cửa gỗ công nghiệp vì sẽ lượt bỏ đi một vài công đoạn. Nhưng nếu so về giá thành thì cửa công nghiệp chiếm ưu thế hơn cửa tự nhiên vì chúng có giá rẻ hơn nhiều trên thị trường.

 

3.5 Về khả năng vệ sinh


Do các khe hở, mối nối của cửa gỗ công nghiệp đều được bịt kín nên bụi bẩn khó có thể lọt vào. Đồng thời bề mặt dạng cửa này thường được phủ sơn bảo vệ nên việc lau chùi dễ dàng và đơn giản. Và ngược lại, cửa tự nhiên sẽ khó khăn trong việc vệ sinh cửa vì chúng tồn tại các khe hở giữa mối nối ghép của cửa.

 

Qua những điểm so sánh trên, có thể thấy được rằng mỗi loại cửa gỗ đều có ưu và nhược điểm riêng của chúng. Vì vậy, tùy theo nhu cầu của mỗi gia chủ có thể lựa chọn được loại cửa phù hợp với sở thích, không gian hay thiết kế ngôi nhà của mình.

 

Sau những thông tin về cửa gỗ công nghiệp là gì, các loại cửa công nghiệp và so sánh cửa gỗ nhân tạo với cửa gỗ tự nhiên thì chắc hẳn bạn cũng đã nắm được phần nào về cửa gỗ công nghiệp rồi đúng không nào? Cửa Gỗ Sài Gòn cho ra đời bài viết này vì hy vọng sẽ đem lại những thông tin bổ ích cũng như kiến thức về cửa gỗ công nghiệp cho những ai đang muốn tân trang nội thất cho ngôi nhà ấm áp của mình. Có thể đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp chứ không cần phải đắn đo suy nghĩ vì không biết chọn sản phẩm nào cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo các mẫu cửa gỗ công nghiệp đang hot nhất năm 2021 được cập nhập tại website https://cuagosaigon.com/ của chúng tôi và liên hệ đến hotline 0828 400 400 để được nhân viên tư vấn tận tình nhé!

 

LIÊN HỆ VỚI HỆ THỐNG SHOWROOM CỬA GỖ SÀI GÒN

================================================

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline 1: 0933.707.707

Hotline 2: 0834.715.715

Hotline 3: 0834.494.494

Hotline 4: 0826.901.901

Email:sales.saigondoor@gmail.com

CSKH 24/7: 028.37.712.989

https://cuagosaigon.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/saigondoorcuanhuacuagocuachongchay

————————————————————

HỆ THỐNG SHOWROOM SAIGONDOOR®

*SHOWROOM QUẬN 9, HCM

669 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, Tp HCM

*SHOWROOM QUẬN 7, HCM
511 Lê Văn Lương, P. Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
Hotline: 0818.400.400
*SHOWROOM QUẬN 9, HCM
535 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, TP.HCM
Hotline: 0828.400.400
*SHOWROOM QUẬN 12, HCM
Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM
Holine: 0886.500.500
*SHOWROOM QUẬN THỦ ĐỨC HCM –DĨ AN BÌNH DƯƠNG
21, Quốc Lộ 1K, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0855.400.400
*SHOWROOM BÌNH LỢI – PHẠM VĂN ĐỒNG
615 Phạm Văn Đồng, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0824.400.400

*SHOWROOM NINH KIỀU – CẦN THƠ

Số 94c, Đường 3/2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều,TP Cần Thơ

HỆ THỐNG XƯỞNG SẢN XUẤT SAIGONDOOR®

Xưởng SX I: Số 361 TX25, Phường Thạnh Xuân, Q12, TP. HCM.

Xưởng SX II: Số 60/3 Đường 9, KP2, P.An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Xưởng SX III: 81 Võ Văn Bích, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, Tp.HCM

 

 

 

Rate this post

SẢN PHẨM KHUYẾN MÃI

-2%
Original price was: 2.750.000₫.Current price is: 2.700.000₫.
-2%
Original price was: 2.950.000₫.Current price is: 2.900.000₫.
-2%
Original price was: 2.800.000₫.Current price is: 2.750.000₫.
TỔNG ĐÀI 24/70899.400.400